Hiện nay, khi phần lớn các giao dịch đều được thực hiện qua internet thì chữ ký điện tử càng đóng vai trò quan trọng. Vậy cách kiểm tra pháp lý đối với chữ ký điện tử là gì? Hãy cùng chukyviettel giải đáp và tìm hiểu cách kiểm tra pháp lý đối với chữ ký điện tử khi gặp rủi ro.
Khi bạn nhận một thông điệp mà muốn xác minh rằng thông điệp đó có được gửi đến từ chính người bạn muốn nhận hay không hay do một kẻ nào đó giả mạo. Chữ ký điện tử ra đời nhằm xác thực được thông tin được truyền đến. Sử dụng chữ ký điện tử sẽ giảm bớt các nguy cơ giả mạo dữ liệu, mang lại nhiều lợi ích trong các giao dịch điện tử.
Pháp lý đối với chữ ký điện tử
Sau khi thực hiện giao dịch điện tử thì chắc chắn phải có đi kèm chữ ký điện tử. Nếu trong trường hợp chữ ký điện tử trên dữ liệu đó bị nghi ngờ thì chắc chắn chữ ký điện tử đó phải vượt qua một số kiểm tra trước khi đưa ra xét xử tại tòa án. Tùy theo từng điều kiện mà có thể thay đổi theo quy định của pháp luật, thậm chí còn có một số giao dịch điện tử mà văn bản không có chứa chữ ký (telex, fax…).
Tùy theo một số luật pháp của các nước khác nhau thì sẽ có những quy định khác nhau. Tuy nhiên, vì là giao dịch điện tử nên không giới hạn lãnh thổ hay quốc gia nên vẫn cần phải có những quy chuẩn và các điều kiện bắt buộc chung. Tại một số nước, các bước yêu cầu cho chữ ký điện tử bao gồm:
– Cung cấp đầy đủ các thông tin cho bên yêu cầu về tính pháp lý của chữ ký điện tử. Các yêu cầu cần cung cấp về bên phần cứng, phần mềm; các lựa chọn về cách ký và chi phí (nếu có).
– Các bên tham gia cần phải xác nhận để nhận diện rủi ro khi xảy ra.
– Yêu cầu đưa toàn bộ các văn bản ra xem xét (các bên phải cung cấp đầy đủ số liệu).
– Xác nhận nhân sự phải tự nguyện ký vào văn bản.
– Cần phải đảm bảo dữ liệu và văn bản được xem xét không được thay đổi từ khi ký.
– Phải cung cấp văn bản gốc pháp lý để các bên lưu giữ.
Câu hỏi được nhiều người đặt ra là. Vấn đề quan trọng nhất trong chữ ký điện tử là gì? Đó là sự giả mạo chữ ký và giả mạo sự chấp nhận. Tòa án phải luôn giả định rằng không thể thực hiện được sự giả mạo. Tuy nhiên, trong chữ ký điện tử thì rất khó để giả mạo.
Thông thường, các doanh nghiệp phải dựa trên các phương tiện để kiếm tra chữ ký điện tử như thường xuyên gọi điện trực tiếp cho người ký giao dịch, dựa trên các quan hệ truyền thống hay không dựa hoàn toàn cho các văn bản dưới dạng điện tử.
Đây là các điều luật thường thấy trong kinh doanh nên được áp dụng trong bất kỳ môi trường nào. Vì cơ bản, sự giả mạo cũng là một trong những vấn đề thường thấy trong môi trường kinh doanh truyền thống. Tuy nhiên, chữ ký điện tử và chữ ký truyền thống đều hoàn toàn có khả năng làm giả vì thế cần phải ngăn chặn và áp dụng các biện pháp phòng ngừa để giao dịch điện tử diễn ra an toàn và hiệu quả.
Hy vọng bài viết phần nào đã giải đáp thuật ngữ “chữ ký điện tử là gì?” đồng thời cung cấp các yêu cầu pháp lý đối với chữ ký điện tử để bạn đọc hiểu rõ hơn. Bạn cũng có thể truy cập vào website: https://chukyviettel.com hoặc gọi điện đến số điện thoại: 0985 89.89.98 để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
Mời nhập thông tin để được tư vấn & giải đáp miễn phí