Công nghệ bảo mật trong chữ ký điện tử là gì?

Công Nghệ Bảo Mật Trong Chữ Ký điện Tử

Công Nghệ Bảo Mật Trong Chữ Ký điện Tử

Về căn bản, khái niệm chữ ký điện tử được sử dụng để xác nhận lời hứa hay lời cam kết của mình mà không rút lại được nữa. Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu về chữ ký điện tử là gì?, các công nghệ bảo mật trong chữ ký điện tử.

Giải nghĩa chữ ký điện tử là gì?

Chữ ký điện tử được hiểu là một đoạn dữ liệu được gắn liền với văn bản gốc để xác thực tác giả của vản bản đó và giúp người nhận dữ liệu có thể kiểm tra tính toàn vẹn của văn bản gốc được nhận. Tránh các trường hợp bị giả mạo, thay đổi thông điệp và dữ liệu gửi đi.

Công nghệ bảo mật trong chữ ký điện tử là gì?

Công nghệ bảo mật trong chữ ký điện tử

Công nghệ bảo mật trong chữ ký điện tử

Chữ ký điện tử có các đặc điểm rất đa dạng, có thể là một chuỗi ký tự, một mã khóa bí mật, một dữ liệu sinh trắc học… những đặc điểm mà có khả năng xác thực người gửi. Mỗi dạng sẽ có độ an toàn và bảo mật khác nhau.

Quy trình thực hiện công nghệ bảo mật trong chữ ký điện tử

Các bước mã hóa thực hiện công nghệ bảo mật trong chữ ký điện tử:

Bước 1: Thay đổi thông điệp cần truyền đi bằng cách dùng giải băm, lúc này sẽ nhận được một chuỗi ký tự mới message digest. Sau đó, sử dụng giải thuật MD5 (Message Digest 5) thu được digest có chiều dài 128 bit, dùng giải thuật SHA (Secure Hash Algorithm) thu được chiều dài thông điệp mới 160 bit.

Bước 2: Dùng khóa bí mật (private key) của người gửi để mã hóa chuỗi kí tự message digest thu được ở bước 1. Sử dụng giải thuật RSA thu được  chữ ký số của message ban đầu.

Bước 3: Gộp chữ ký điện tử vào message ban đầu sau đó ký nhận vào message. Sau khi đã ký nhận mọi sự thay đổi trên message sẽ bị phát hiện trong giai đoạn kiểm tra, ngoài ra, quá trình này sẽ đảm bảo rằng người nhận sẽ hoàn toàn tin tưởng rằng thông tin nhận được xuất phát từ chính người gửi mà họ mong muốn chứ không phải của “bên thứ ba”.

Các bước kiểm tra:

Bước 1 : Sử dụng public key của người gửi sau đó giải mã chữ ký số của message.

Bước 2 : Sử dụng giải thuật RSA hoặc MD5 để băm message đính kèm.

Kết quả thu được sẽ so sánh với message, nếu trùng hợp hoàn toàn thì sẽ kết luận message này không bị thay đổi, không bị đánh cắp dữ liệu và thông điệp được nhận từ chính người gửi.

Sự khác nhau giữa chữ ký sốchữ ký điện tử là gì? Nhiều thường người sử dụng thay thế hai khái niệm này cho nhau mặc dù chúng không toàn có ý nghĩa giống nhau. Chữ ký số chính là một tập con của chữ ký điện tử. Hiện nay, chữ ký số là hình thức chữ ký điện tử phổ biến nhất. Khi tham gia vào hệ thống chữ ký điện tử sẽ được cung cấp một bộ khóa (khóa công khai, khóa bí mật) điều này sẽ có thể dễ dàng định danh được cá nhân đó bởi một tổ chức cơ quan có thẩm quyền và được công nhận trong phạm vi sử dụng.

Bạn có thể liên hệ tới hotline: 0985 89 89 98 hoặc truy cập vào website: chukyviettel.com để được tư vấn và giải đáp miễn phí về các thông tin của chữ ký điện tử